Côn Đảo là một cái tên nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay. Nơi đây cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ đẹp đến đốn tim và không khí trong lành vô cùng. Do đó, khởi đầu năm mới bằng một chuyến du hành với tour du lịch Côn Đảo Tết âm lịch 3 ngày 2 đêm sẽ là một bắt đầu vô cùng tuyệt vời. Tại đây du khách sẽ có:
- Thời gian: 3 ngày 2 đêm
- Ngày khởi hành: Liên hệ
Tham gia tour du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm trong những ngày Tết âm lịch 2018, du khách sẽ được ghé thăm các di tích lịch sử nổi tiếng trên đảo, có cơ hội thưởng thức các món hải sản tuyệt ngon cũng như được thỏa thích tắm biển. Không những vậy, bạn sẽ còn có những khoảnh khắc lặng mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên nơi đây.
Ngày đầu tiên du xuân cùng tour du lịch Côn Đảo Tết âm lịch 3 ngày 2 đêm, du khách sẽ tập trung tại Sân Bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay tới Côn Đảo. Đến nơi, hướng dẫn viên địa phương sẽ đón du khách di chuyển đến thị trấn Côn Đảo và chek in khách sạn, dùng cơm trưa. Buổi chiều quý khách sẽ bắt đầu đi tham quan một loạt các điểm nổi tiếng:
Bảo tàng Côn Đảo: Tại đây, qua sa bàn, du khách sẽ được tìm hiểu khái quát về Côn Đảo cũng như lịch sử nơi này với các hiện vật, cổ vật hay hình ảnh và các tư liệu vẫn còn được lưu lại.
Chùa Núi Một: Còn được gọi là Vân Sơn Tự và là ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Chùa được xây dựng năm 1964 - một công trình do chính quyền Mỹ - Ngụy xây dựng. Đây là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp nhất định không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo. Ngôi chùa tọa lạc tại một vị trí có phong thủy đẹp, lưng tựa núi nhìn ra hồ an hải tràn ngập sắc sen rộng bát ngát.
Cảng bến Đầm: Đây là cảng lớn nhất và là trung tâm kinh tế chính của cả Côn Đảo.
Rời cảng Bến Đầm, đoàn sẽ tiếp tục buổi du xuân qua Bãi Nhát, bãi Đá Trắng, mũi Cá Mập, những bãi biển nổi tiếng là đẹp nhất Côn Đảo. Tại đây du khách sẽ được đi dạo tham quan và chụp những bức hình thật đẹp tại đây.
Đoàn ghé thăm Bia tưởng niệm (cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 17km) viếng thăm và hồi tưởng lại cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Côn Đảo của 198 tù nhân năm 1952. Cuộc vượt ngục không thành công do gió biển đổi hướng, thuyền bị vỡ và các thuyền khác bị địch phát hiện sau vài ngày. Tuy vậy sự kiện đã làm rung chuyển và rối loạn sự thống trị của địch.
Rời bia Tưởng Niệm đoàn ghé thăm Đỉnh tình yêu. Tại đây mọi người sẽ được cùng nhau lặng ngắm khoảnh khắc bình yên khi hoàng hôn dần buông xuống trên đỉnh núi.
Buổi chiều, đoàn trở về thị trấn dùng cơm và nghỉ ngơi.
Ngày thứ 2 trong chuyến du xuân Tết 2018, đoàn xuất phát đi tham quan các cụm di tích tại trung tâm thị trấn:
Dinh chúa Đảo: nằm đối diện với Di tích lịch sử Cầu Tàu 914. Đây là một di tích mà trước đây là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo.
Trại Phú Hải: Được xây dựng năm 1892, Trại Phú Hải là đây là một trại giám lớn và cổ nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo do Thực Dân Pháp xây dựng. Nổi tiếng với hầm xay lúa, khu biệt giam và khu đập đá Côn Lôn, trại Phú Hải chính là nơi nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh từng bị giam cầm.
Chuồng cọp kiểu Pháp (trại Phú Tường): Đây là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân cả nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ yêu nước đã hi sinh vì các nhục hình tại đây.
Chuồng cọp kiểu Mỹ (trại Phú Bình): với các dãy phòng giam nhỏ hẹp và ẩm thấp, “chuồng cọp” được làm bằng bê tông không có bệ nằm được xây dựng năm 1971 và chủ yếu tra tấn tù nhân về tinh thần.
Nghĩa trang Hàng Dương: Là nghĩa trang lớn nhất Côn Đảo, nơi chôn cất hàng vạn chiến sỹ cách mạng và người yêu nước Việt Nam từ 1862 đến khi chiến tranh kết thúc. Tại đây đoàn có thể viếng mộ các nhà cách mạng nổi tiếng như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Lê Văn Việt... và mộ phần của nữ anh hùng Võ Thị Sáu - người con gái anh hùng dũng cảm trong ca khúc “Biết Ơn Chị Võ Thị Sáu” nổi tiếng.
Khu biệt lập Chuồng Bò: Đây từng là nơi dùng để chăn nuôi bò. Sau đó địch đã biến nơi đây thành nơi tra tấn các chiến sĩ cách mạng bằng cách ngâm tù nhân vào trong hầm phân bò.
Miếu Bà Phi Yến (miếu An Sơn): Đây là nơi thờ bà Phi Yến – thứ phi của chúa Nguyễn Ánh, người từng có lời can gián Nguyễn Ánh sau đó đã bị ông ra lệnh đày lên đảo hoang.
Miếu Hoàng tử Cải (con của chúa Nguyễn Ánh với bà Phi Yến): Hoàng Tử Cải mới 5 tuổi, trong lúc chạy loạn, hoàng tử còn nhỏ nên khóc đòi mẹ. Do đó đã bị chúa Nguyễn Ánh ra lệnh ném xuống biển.
Cuối buổi chiều, đoàn ghé bãi Đầm Trầu - một trong những bãi biển nguyên sơ và đẹp nhất Côn Đảo để mọi người được dạo biển và ngắm mặt trời lặn. Tại đây đoàn có thể thưởng thức hải sản tươi sống do người dân địa phương vừa đánh bắt xong (chi phí ăn uống tự túc).
Rời bãi Đầm Trầu, xe đưa đoàn về khách sạn dùng cơm tối và nghỉ ngơi.
Ngày thứ 3 thức dậy trong hành trình chơi Tết 2018 cũng là ngày cuối cùng quý khách lưu lại Côn Đảo. Buổi sáng mọi người sẽ thức dậy và cùng nhau dùng điểm tâm sáng. Sau bữa sáng là khoảng thời gian đi dạo quanh đảo hoặc tự do tham quan mua sắm đặc sản ở Chợ Côn Đảo.
Đến giờ, xe đưa quý khách ra sân bay đáp chuyến bay về TP. Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến thăm Côn Đảo Tết âm lịch 3 ngày 2 đêm tuyệt vời. Chúc quý khách có một năm mới bình an và nhiều hạnh phúc.
ĐÃ BAO GỒM
CHƯA BAO GỒM